Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

“Chìa khóa” cho cánh cửa du học

“Chìa khóa” cho cánh cửa du học
Săn học bổng du học, tiếp cận cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tiên tiến cùng bạn bè quốc tế là mục tiêu của nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Việc chuẩn bị tốt về ngoại ngữ được xem là “chìa khóa” để thực hiện mục tiêu này.
 Thân Ngọc Tĩnh, Á quân "Đường lên đỉnh Olympia 2012" đã chọn ôn luyện tại ACET để chuẩn bị cho hành trang đi du học ở Úc và chỉ sau sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của cậu được cải thiện rõ rệt. Tĩnh chia sẻ về kết quả IELTS 7.0 của mình:
“Điều làm nên sự khác biệt trong học tập tại ACET chính là phương pháp giảng dạy. Người học được rèn luyện các kỹ năng học tập cũng như các phương pháp nghiên cứu không chỉ hữu ích đối với việc luyện thi IELTS mà còn rất cần thiết đối với việc học tập tại nước ngoài”.

Đặng Thái Hoàng, Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2012
Đặng Thái Hoàng, Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2012.

Đặng Thái Hoàng, nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia" cùng năm với Tĩnh cũng lựa chọn ACET trong hành trình đầu tư học tiếng Anh của mình. Hoàng cho rằng, ngoài mục tiêu nâng cao kỹ năng tiếng Anh, cậu cũng ấp ủ hy vọng sẽ có được thói quen và phong cách học tập của nước ngoài để có thể hòa nhập tốt hơn tại môi trường mới trong tương lai.
Theo tìm hiểu của Hoàng, chương trình học tại ACET được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn của các trường đại học hàng đầu tại Úc. Chính môi trường học ở đây giúp cậu vững vàng khi đặt chân đến đại họcSwinburne.
Trước đó, các nhà vô địch cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" như Lương Phương Thảo (2003), Đỗ Lâm Hoàng (2005), Huỳnh Anh Vũ (2008), Hồ Ngọc Hân (2009), Phan Minh Đức (2010), Phạm Thị Ngọc Oanh (2011) cũng học tập tại ACET và gặt hái được không ít thành công khi bước vào môi trường quốc tế.

Hoàng Thế Anh, vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2013 học tiếng Anh tại ACET
Hoàng Thế Anh, vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2013 học tiếng Anh tại ACET.

Việc tìm “chìa khóa” để có thể mở cánh cửa du học chính là mối quan tâm của các bạn trẻ nuôi hoài bão bước ra thế giới học hỏi kiến thức. Lâu nay, hạn chế của du học sinh Việt Nam được nhắc đến nhiều trong quá trình hòa nhập với bạn bè quốc tế chính là ngôn ngữ bởi đây là yêu cầu đầu tiên cho mọi hoạt động giao lưu, học hỏi.
“Bắt mạch” được điều này, nhiều bạn trẻ đã có bước chuẩn bị rất chu đáo, thông minh lựa chọn theo chính trải nghiệm từ anh chị đi trước. Cấn Trần Thành Trung - một trong 3 học sinh Việt Nam đoạt Huy chương vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2013 cũng đã có những trải nghiệm ban đầu thú vị tại “nơi đàn anh đi qua”.

Là dân chuyên Toán, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM, Thành Trung nằm trong top “học sinh vàng” của trường khi rinh hàng loạt các giải thưởng Toán học quốc gia và quốc tế. Sau khi đoạt Huy chương vàng kỳ thi Olympic 2013, Trung bắt tay vào thực hiện kế hoạch “săn” học bổng du học mà mình ấp ủ từ lâu.

Cấn Trần Thành Trung (
Cấn Trần Thành Trung (hàng dưới, ngoài cùng bên trái) đang thực hiện kế hoạch “săn” học bổng du học bằng việc đầu tư cho Ngoại ngữ.

Bên cạnh việc tìm kiếm các học bổng du học, Trung ưu tiên cho việc “củng cố” khả năng Anh ngữ để đạt những chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết cho hồ sơ du học. Đồng thời trau dồi khả năng giao tiếp để hòa nhập với bạn bè quốc tế và tiếp thu kiến thức tốt nhất khi du học.
“Dò” theo kinh nghiệm từ anh chị đi trước, cùng với việc tìm hiểu kỹ lưỡng cho kế hoạch du học, cậu bạn “huy chương vàng” quyết định chọn học Anh văn tại ACET.
Với những trải nghiệm ban đầu của mình tại ACET, Thành Trung cho rằng ấn tượng nhất là sự hứng thú nhờ môi trường học tập cởi mở, gần gũi, thoải mái. Đi cùng là những phương pháp học tập hiện đại, năng động không chỉ giúp cho việc học ngôn ngữ mà theo Trung cậu còn học được rất nhiều kỹ năng khác.
Thành Trung chia sẻ: “Với mỗi tiết học, giáo viên luôn có sự chuẩn bị rất kỹ càng, tạo nhiều hoạt động để mình thực hành sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Học viên luôn nhận được những chỉ dẫn và lời khuyên tận tình giúp cải thiện hiệu quả nhất những điểm cần khắc phục”.
Ngoài việc giúp người học đạt được điểm IELTS cao, có khả năng viết luận tốt, giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, xây dựng được những kỹ năng và các thói quen tốt cho việc học, như kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp trong môi trường học thuật và xã hội, kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, tham gia học tập tại ACET còn là một trải nghiệm thú vị giúp học viên bản lĩnh, tự tin hơn trên con đường mình lựa chọn.

Thanh Hóa: Dân xã miền núi Giao An khiếp sợ khi qua sông

Thanh Hóa: Dân xã miền núi Giao An khiếp sợ khi qua sông
Dân Việt - Dù là 1 trong 117 xã điểm nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa, nhưng xã miền núi Giao An, huyện Lang Chánh đang gặp vô vàn khó khăn. Người dân đang khao khát có được một cây cầu...
 “Đột phá” bằng cây ngô đông

Dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng ngô đông của bà con trong xã, Bí thư Đảng bộ xã Giao An- Lê Hồng Chuyên cho biết: “Diện tích ngô đông năm nay của xã đã tăng lên 20ha. Năng suất ngô dù chưa cao, mới chỉ đạt 38 tạ hạt khô/ha, nhưng đây là một cách “đột phá” trong chuyển đổi cây trồng ở Giao An chúng tôi”.

Mỗi ngày, hàng trăm lượt người dân và học sinh ở Giao An phải “đu” qua sông Âm bằng bè luồng.
Mỗi ngày, hàng trăm lượt người dân và học sinh ở Giao An phải “đu” qua sông Âm bằng bè luồng.

Đến thăm ruộng ngô của gia đình chị Phạm Thị Ngọc ở thôn Viên, chúng tôi được biết đây là vụ ngô đông thứ hai nhà chị tham gia trồng trên đất 2 lúa. “Chúng tôi trồng thêm 1 vụ ngô, cũng cho thu được một món tiền kha khá, còn hơn là bỏ đất hoang đợi cấy lúa vụ chiêm xuân”- chị Ngọc cho hay. Ngoài ra, ở Giao An còn triển khai mô hình trồng nấm trong các hội viên Hội Phụ nữ và Hội Nông dân của xã. Hiện nay đã có gần 40 hộ tham gia trồng nấm rơm. Chị Hà Thị Yến-hội viên phụ nữ thôn Viên cho biết: “Chúng tôi mới được hướng dẫn cách trồng nấm, nhà nào cũng thu nhập cao. Nấm mang ra thị trấn bán với giá 80.000 đồng/kg mà không có hàng để bán”- chị Yến cho biết.

… nhưng vẫn thiếu một cây cầu

Sau hơn 2 năm bắt tay xây dựng NTM, đến nay xã Giao An cũng đã đạt được 14/19 tiêu chí. Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Giao An, điều khó khăn nhất “kìm hãm” sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như “ngăn tiến độ” xây dựng NTM ở Giao An là dòng sông Âm chia cắt xã thành hai nửa. Ở bên phía tả sông có 3 làng, gồm: Làng Ang, làng Trô và Pắc Nặm, với hơn 300 hộ dân sinh sống. Do trung tâm xã nằm bên hữu sông nên dân 3 làng chỉ có cách duy nhất là vượt qua sông Âm cũng bằng phương tiện duy nhất là một cái mảng được ghép từ hơn chục cây luồng dài do bà con tự tạo ra.

"Nếu có được một cây cầu bê tông bắc qua sông Âm, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM ở Giao An vào năm 2015”.
Ông Lê Hồng Chuyên 
Và đã từ bao đời nay, mỗi khi muốn sang trung tâm xã người dân Giao An đã phải qua sông như vậy. Vì không có điều kiện làm cột bê tông với ròng rọc dây cáp, dân bản đã tận dụng sợi cáp quang do một công ty viễn thông bỏ lại sau khi thi công. Sợi dây to bằng ngón tay được buộc vào 2 gốc cây mọc sát bờ sông, người và mảng cứ đu bám theo đó mà sang sông. Trong khi đó, Trường THCS Giao An cũng tọa lạc bên bờ hữu, nên mỗi ngày có gần 60 em học sinh phải vượt sông đến trường. “Cái khó khăn nhất là vào mùa mưa, nước dâng cao lên thì tất cả các em đều phải nghỉ học. Chúng tôi đã đề nghị lên cấp trên rất nhiều lần, nhưng đến nay một cây cầu bắc qua sông Âm vẫn là niềm mơ ước, khát khao của cả xã” - ông Chuyên cho biết.
Hồng Đức
Ngày 21/11/2013 - Theo danviet.vn
BQ

Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2

Chủ dự án: Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà tài trợ: Quỹ Bill & Melinda Gates
Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước hai: Cơ hội cho người nghèo được tiếp cận Internet miễn phí
(LĐ online) - Sáng 23/11, tại Đà Lạt, Bộ Thông tin & Truyền thông, Quỹ Bill & Melinda Gates, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã tổ chức lễ bàn giao hoàn thành việc lắp đặt trang thiết bị trong khuôn khổ Dự án BMGF-VN giai đoạn II, bước 2 cho 16 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Lâm Đồng.

Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
Ký kết giao ước giữa 16 tỉnh được dự án BMGF-VN tài trợ giai đoạn II, bước 2
Đến dự có Đồng chí Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đ/c Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ VHTT&DL cùng 16 địa phương được tài trợ trong giai đoạn II này.
Tính đến hết tháng 9/2013, Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt ở 16 tỉnh tham gia Dự án bước 2 với 4.600 bộ máy tính và các trang thiết bị kết nối Internet khác cho 665 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã. Trong đó, các điểm thư viện cấp tỉnh được trang bị 40 bộ/điểm; các thư viện cấp huyện được trang bị 10 máy tính/điểm; thư viện xã và bưu điện văn hóa xã được trang bị 5 máy/điểm.
Ngoài ra, các điểm còn được trang bị máy in, máy chiếu, tai nghe, các thiết bị phụ trợ khác tùy theo chức năng hoạt động.
Trước đó, bước 1 của dự án đã được triển khai trong 15 tháng (từ 4/12/2012 đến 6/2013) tại 12 tỉnh, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng cùng 3 trung tâm đào tạo vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
Đã có 637 điểm của Dự án bao gồm 311 điểm thư viện, 323 điểm Bưu điện văn hóa xã và 3 trung tâm đào tạo vùng được lắp đặt máy tính cho phép người dân truy cập Internet miễn phí.
Theo sô liệu thống kê từ hệ thống Observatory, từ 1/6/2012 đến 30/9/2013, đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh trong bước 1 của dự án với tổng thời lượng truy cập Internet là 2.028.191 giờ.
Để đảm bảo tính bền vững, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho 4.700 lượt cán bộ quản lý các cấp và nhân viên kỹ thuật để quản lý và hướng dẫn người sử dụng Internet.
a
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái thăm quan điểm Internet công cộng tại thư viện tỉnh Lâm Đồng
Dự án " Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam" do tổ chức phi chính phủ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2011 -2016) với tổng kinh phí 50.568.362 USD. Trong đó, tài trợ không hoàn lại của BMGF là trên 29.998.000 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và trên 16.931.000 USD là vốn đối ứng của Việt Nam.
Mục tiêu của Dự án trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cũng như ở những tỉnh miền núi như Lâm Đồng, dự án sẽ góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư trong việc hưởng lợi từ các thành quả do công nghệ thông tin và truy cập Internet mang lại.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: Trong thời gian 5 năm, dự án sẽ cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho 1.900 điểm thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã.
Trong 5 năm sẽ có khoảng 76.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet. Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt, người dân sẽ được sử dụng miễn phí ở các thư viện công cộng và giảm 50% cước phí truy cập ở các điểm bưu điện văn hóa xã. Dự án triển khai để tìm kiếm các thông tin hữu ích, cải thiện đời sống kinh tế - văn hóa của họ.
Còn theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - Huỳnh Vĩnh Ái: Hệ thống Bưu điện văn hóa xã sẽ trở thành trung tâm thông tin cộng đồng, là ngôi nhà văn hóa chung cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho mọi người dân vùng nông thôn. Và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, thân thiện bình đẳng, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời của người dân địa phương.
Bà Deborah Jacobs - Giám đốc chương trình thư viện toàn cầu của Quỹ BMGF khẳng định: Chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ trong con đường làm cho thông tin - công nghệ cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua các thư viện công cộng và bưu điện văn hóa xã, đặc biệt là ở cấp xã (nơi có nhiều người dân nghèo đang sinh sống). Cũng theo bà Jacobs thì Quỹ luôn có niềm tin rằng tất cả mọi người dù sống ở đâu, nên có cơ hội để sống một cuộc sống lành mạnh và hữu ích.
Đặng Linh Đan
Theo baolamdong.vn